World Cup 1982 – Sấm sét trên sân cỏ

Ngày 16-6, “bom” nổ tung Espana 82. “Thủ phạm” không phải là tổ chức khủng bố ETA của người Basque đòi ly khia mà là các cầu thủ đội tuyển Angiêri.

Trong lịch sử World Cup, các đội yếu hơn là cái đích nhắm để cho các bậc đàn anh trong bảng “dạy dỗ” về nghệ thuật đá bóng ở các giải lớn, Nguyời xem mong chờ những điều kỳ diệu, khi một chú bé tí hon nào đó bỗng bất ngờ hất văng một chàng khổng lồ ra khỏi cuộc chơi, thế nhưng điều đó hiếm khi xảy ra. Chỉ có một trường hợp duy nhất được ghi nhân ở giải vô địch năm 1966 tại Anh, khi đội Ý, ứng cử viên tràn trề hy vọng của chức vô địch thế giới lần thứ ba, gặp đội CHDCND Triều Tiên, Ý khi đó đang thời kỳ sung sức, nổi tiếng với lối đá catanaccio – phòng ngự bêtông. Phải chăng vì thế mà họ đã không biết cách chọc thủng được hàng phòng ngự rắn không kém của đội bóng non trẻ đến từ châu Á. Bàn thắng của Pak Doo-ik đã gửi các cầu thủ Ý về vùng Địa Trung Hải quê hương tràn ngập ánh nắng của họ sớm hơn dự định rất nhiều.

Trước trận Angiêri gặp CHLB Đức, câu hỏi đặt ra không phải là Đức có thắng không mà là thắng bao nhiêu quả. Huấn luyện viên Jupp Derwall chỉ chọn 19 cầu thủ tới Tây Ban Nha, dự trữ ở nhà ba cầu thủ, khi cần mới gọi đi. Ông tuyên bố: “Quyết định rút bớt cầu thủ của tôi cho thấy một thực tế là trong đợt thi đấu này không cần đến con số cầu thủ tối đa là 22 người”.

“Chúng tôi đến Tây Ban Nha để đấu trận chung kết” – ngày 13-6, thủ quân đội Đức Karl – Heinz Rummenigge phát biểu một các tự tin.

Rummenigge là người có đủ tư cách để tuyên bố như vậy. Ở CHLB Đức, anh là người được coi có đủ mọi phẩm chất và tài năng để kế vị hoàng đế Franz Beckenbauer. Thường giữ vai trò trung phong hoặc chạy tiền đạo biên, Rummenigge có tốc độ đi bóng như lốc cuốn, khả năng ghi bàn dồi dào cho cả câu lạc bộ Bayern Munich lẩn đội tuyển quốc gia. Trước khi tới Tây Ban Nha, Rummenigge đã có được những danh hiệu mà mọi cầu thủ đều thèm muốn: vô địch Châu Âu năm 1976, vô địch quốc gia năm 1980, vô địch châu Âu năm 1980…

Nhưng đội Angiêri cũng có “vũ khí bí mật” của họ: L.Belloumi. Nếu như trong đội hình CHLB Đức có Rummenigge là cầu thủ số 1 châu Âu thì Belloumi chính là cầu thủ số 1 châu Phi. Các cầu thủ Angiêri còn có một lợi thế ít ai lường tới: đối thủ đã chủ quan, coi thường họ.

Ở phút 53 của trận đấu, trong một đợt phản công từ cánh trái, Belloumi sút bóng rất căng từ xa vào khung thành, Schumacher đấm bóng bật ra, để Madjer lướt tới đặt gọn trái bóng vào lưới đứa Angiêri dẫn điểm 1-0. Trước đó, trong suốt 45 phút của hiệp 1, các cầu thủ Đức đã dồn dập tiến công nhưng không làm sao khuất phục được thủ môn Cerbah của Angiêri. Bị dẫn trước một bàn, các cầu thủ Đức tăng nhanh nhịp điệu tiến công. Phút 68, trong một đợt tiến công, Rummenigge dừng được bóng cách khung thành Angiêri 2 mét và đẩy nhẹ vào lưới Angiêri san bằng tỉ số. Niềm vui của các cầu thủ CHLB Đức kéo dài được… 2 phút ! Lại một đợt phản công của Angiêri vào phút 70, bóng được tạt vào trung lộ và vẫn Belloumi lao tới đệm mạnh vào lưới, nâng tỉ số lên 2-1. Cho đến khi kết thúc trận đấu, tỉ số này vẫn không thay đổi.

Chuyện kỳ diệu của bóng đá đã xuất hiện trên sân vận động El Molinon ở thành phố Gijon vào chiều 16-6 như thế. Huấn luyện viên Jupp Derwall bàng hoàng: “Tôi không thể hiểu nổi tại sao chúng tôi lại chơi tồi như vậy”. Cầu thủ Belloumi tuyên bố: “Bàn thắng của tôi là để chào mừng 20 năm ngày Angiêri độc lập”. Tại các thành phố ở Angiêri từ Constantin đến Oral hàng ngàn người đổ xuống đuòng vẫy cờ hoa để chào mừng thắng lợi của đội nhà. Thời của những đội bóng nhỏ được coi như những viên đá lót đường cho các đội đàn anh có lẽ đã qua ? Chiến thắng của các cầu thủ Angiêri hoàn toàn có thể so sánh với sự kiện đội CHDCND Triều Tiên loại Ý năm 1966.

Cũng trong loạt đấu này, một đội bóng “vô danh” khác là Ônđurax đã “hạ nhục” đội chủ nhà Tây Ban Nha bằng tỉ số 1-1 ở bảng 5. Thậm chí Ônđurax còn dẫn trước 1-0 ngay ở phút thứ 7 bằng bàn thắng của cầu thủ Zelaya. Mãi đến phút 65, Tây Ban Nha mới gỡ hòa 1-1 nhờ một quả phạt đến do Lopez – Ufarte thực hiện. Trên sân vận động của thành phố Valence, các cầu thủ Ônđurax đã cho các cầu thủ chủ nhà biết rằng không phải họ cứ muốn tăng khoảng cách tỉ số thế nào cũng được.

Chiến thắng lẫy lừng của các cầu thủ Angiêri và trận thủ hóa của “chú bé tí hon” Ônđurax đã làm lu mờ trận Anh thắng Pháp một cách hợp lí 3-1 ở Bilbao. Trong trận đấu này chỉ có một điểm đáng chú ý: ngay ở giây 27 của phút thứ nhất, tiền vệ Anh Robson mang áo số 16 đã kịp đưa bóng vào lưới của thủ môn Pháp Ettori trước sự bàng hoàng của các cầu thủ Pháp. Do “thành tích” vào lưới nhặt bóng sớm nhất này, Ettori đã được hội đồng thành phố Serdagan gửi tặng 2.500 cây atisô, một đặc sản của địa phương để an ủi.

Rõ ràng là loạt trận đầu tiên không hề dễ dàng đối với các đội bóng lớn, giàu truyền thống. Huấn luyện viên Tiệp Khắc Venglos nói: “Tôi thích đá ngay trận đầu với các đội Anh và Pháp.

Trong trận đầu tiên, các đội yếu thường hết sức cố gắng !”. Nỗi lo lắng của ông Venglos tỏ ra là có cơ sở. Đội bóng của ông chỉ hòa được 1-1 với Côoet, trong đó bàn thắng của Tiệp Khắc ghi được từ chấm phạt đền. Sau trận đấu, để cập đến việc di chuyển qua chậm chạp của các cầu thủ Tiệp Khắc, phóng viên báo Quyền lợi đỏ I. Uaban nhận xét rằng “dường như các cầu thủ bị cấm không được chạy nhanh trên sân cỏ”. Còn hoàng tử Fahd Al Ahmed Al Sabah, chủ tịch Hội Bóng đá Côoet, đã xuất tiền túi ra 175.000 USB để thưởng cho toàn đội Côoet.

Ở bảng 5, Nam Tư hòa bắc Ailen 0-0. Chỉ có Áo là thắng Chilê 1-0 trong trận thứ hai của bảng 2, giáng một đòn chí mạng vào hi vọng lọt vào giai đoạn 2 của các cầu thủ Chilê.

Related posts