Đây! Cách để trở thành thủ môn tài ba

Có thể thấy rằng, trong đội hình một đội bóng, thủ môn là vị trí quan trọng, giữ nhiệm vụ trấn giữ khung thành của đội bóng. Hôm nay, ở bài viết này, chúng tôi xin được phép thông tin đến quý độc giả những điều cần biết về thủ môn cũng như cách để trở thành một thủ môn tốt hơn.

Như đã nói ở trên, thủ môn giữ ví trí vô cùng quan trọng trên sân cỏ. Điều này được thể hiện thông qua trọng trách bảo vệ khung thành của đội nhà. Là người duy nhất được chơi bóng bằng hai tay, thủ môn bắt buộc phải biết linh hoạt và phán đoán chuẩn xác các tình huống và cản phá bóng từ pha tấn công của đối thủ. Vậy, làm sao để trở thành một thủ môn giỏi? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các yếu tố mà thủ môn cần có được nếu muốn trở thành người bắt bóng tài giỏi.

Tập trung cao độ

Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu để rèn luyện một thủ môn. Bất kể dù là trong tình huống nào, thủ môn cũng cần phải tập trung quan sát để kịp thời ngăn chặn sự tấn công từ đội bạn.

Lòng can đảm

Hiển nhiên, để trở thành một thủ môn, bạn phải là người không sợ bóng. Bởi lẽ, nếu sợ bóng bạn không thể nào bắt được những tình huống đe dọa khung thành đội nhà. Bên cạnh đó, cách làm một thủ môn giỏi là bạn không ngại va chạm, tranh chấp bóng với đối thủ, sẵn sàng lao ra trong mọi tình huống.

Có khả năng giao tiếp

Thủ môn không chỉ là người bảo vệ khung thành mà còn chính là người đứng ra quan sát và chỉnh đốn đội hình. Lúc bấy giờ, việc giao tiếp với đồng đội buộc phải ăn ý và có hiệu quả.

Khả năng phản xạ nhanh nhạy

Đây là yếu tố bắt nuộc phải có ở một thủ môn. Phản xạ nhanh nhạy luôn là điều quan trọng nhất mà các thủ môn cần rèn luyện và nâng cao hơn mỗi ngày. Bởi lẽ, chỉ khi phản xạ nhanh nhạy, thủ thành mới phán đoán được và kịp thời ngăn chặn pha tấn công.

Kỹ năng quan sát tốt

Cũng giống như việc phản ứng nhanh nhạy, thủ môn cần có đôi mắt biết quan sát. Việc quan sát tốt sẽ giúp thủ thành nhanh chóng phán đoán được đường đi của bóng, ý đồ của đối phương và thậm chí là của đồng đội mình. Việc quan sát tốt sẽ hạn chế được nguy hiểm của khung thành của đội bóng.

Ở trên là những kỹ năng mà các thủ môn cần rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Sau đây, là các kỹ thuật cơ bản mà các thủ môn cần có:

Kỹ thuật bắt bóng bổng

Để thực hiện tốt kỹ thuật này và tránh mắc sai lầm, thủ môn cần học tập theo các bước như sau:

Bước 1: Nhận thấy đây là tình huống bóng bổng, thủ môn thực hiện bật nhảy lên cao bằng một chân, hai tay đưa lên cao và hơi gập khuỷu tay, lòng bàn tay hướng về phía trước, các ngón tay xòe ôm đón bóng.

Bước 2: Khi tay tiếp xúc bóng, dùng lực bắt chặt bóng rồi gập khuỷu tay ôm gọn bóng trước ngực. Khi rời thì chân giậm tiếp đất trước còn chân kia xuống sau, hơi khuỵu để giảm độ xung.

Kỹ thuật bắt bóng sệt

Kỹ thuật bắt bóng sệt là một kỹ thuật khá tương đối, không quá khó nhưng cũng không dễ dàng thực hiện. Theo đó, bắt bóng sệt chia làm hai loại đó là bắt bóng thẳng chân và bắt bóng quỳ gối chống một chân xuống đất. Ở mỗi loại là có cách thực hiện khác nhau. Đầu tiên, đối với bắt bóng thẳng chân thủ môn đứng ở tư thế hai chân song song, phần mũi chân hướng về phía trước, người hơi ngả về phía trước đồng thời đầu gối hơi khụy xuống. Còn về bắt bóng quỳ gối, thủ môn cần quỳ một chân xuống đồng thời khép góc chặt chân để tránh bóng lọt bóng qua khe. 2 tay tạo thành một đường thẳng để đưa bóng lên phần ngực giúp dễ dàng ôm trọn trái bóng hơn.  

Kỹ thuật bật nhảy, bay người bắt bóng

Kỹ thuật bật nhảy và bay người bắt bóng là một kỹ thuật đòi hỏi thủ thành phải phả ứng nhanh và cực kì cẩn thận khi thực hiện các pha bắt bóng như vậy. Bởi lẽ, đây là động tác khó và dễ dẫn đến chấn thương cho thủ môn. Do đó, thủ môn cần thực hiện cẩn thận theo các bước chi tiết như sau:

Bước 1: Tư thế chuẩn bị. Nên đứng trên phần mũi chân. Trọng lượng dồn về phía trước, 2 chân rộng bằng vai.

Bước 2: Bước bật đà. Thủ môn khuỵu gối xuống, hướng thẳng về phía cú sút. Trọng lượng vẫn dồn về phía trước, ngực ưỡn ra vượt quá đầu gối trong khi vẫn đứng trên mũi chân.

Bước 3: Bay người bắt bóng. Trọng tâm lúc này được dồn về phía trước và phần ngực ở trước đầu gối. Bật người lên bằng mũi chân để bắt bóng. Khi tiếp đất cả hai cánh tay duỗi thẳng, thân người mở rộng hoàn toàn (điều này rất quan trọng để tránh trấn thương). Đồng thời đầu gối phải co lên để tạo ra một rào cản bảo vệ.

Kỹ thuật đấm bóng

Về cơ bản, kỹ thuật đấm bóng được chia thành hai loại là đấm bóng bằng một tay và đấm bóng bằng hai tay. Sự khác nhau của hai loại này đã được thể hiện tất cả qua tên gọi. Với kỹ thuật đấm bóng bằng một tay thủ môn cần xác định được quỹ đạo bay và điểm rơi của bóng, thủ môn lấy đà, bật nhảy. Đồng thời vươn một tay lên cao đấm vào phần dưới trái bóng. Riêng với kỹ thuật đấm bóng bằng hai tay thì thủ môn thực hiện tương tự như kỹ thuật một tay nhưng đến bước cuối sau khu lấy đà bật nhảy thì thủ môn cần nắm sát hai tay vào nhau rồi thực hiện đấm thẳng vào trái bóng.

Kỹ thuật đẩy phá bóng

Đây là kỹ thuật hầu như được sử dụng vào các pha bóng bổng đi theo quỹ đạo vòng cung hoặc những đường bóng có độ khó cao. Để thực hiện thành công, thủ môn cần bật lên cao, cong người về phía sau hai bàn tay đồng thời ngửa lòng bàn tay hướng vào bóng, dùng lực đẩy bóng ngược ra phía sau hoặc sang hai bên khung thành.

Cách ném bóng

Nếu quan sát các trận bóng chúng ta sẽ thường xuyên thấy thủ môn thực hiện các pha ném bóng cho đồng đội của mình. Đây cũng là một nhiệm vụ của thủ môn trong trận đấu. Theo đó, để thực hiện ném bóng tốt, bóng đi được xa, mạnh, chuẩn xác thì thủ môn phải thực hiện đúng với kỹ thuật ném như sau: ném bóng bằng hai tay, đứng một chân trước, một chân sau với khoảng cách vừa phải giữa hai chân. Đưa bóng lên trên vai và xoay thân người sang bên. Dồn lực từ đạp thân cung cánh tay và lực gấp cổ tay để ném bóng đi.

Tiếp theo, ở bài viết này, chúng tôi cũng xin tóm tắt một vài bài tập bổ trợ cho thủ môn trong quá trình tập luyện và khẳng định tài năng bản thân.

Bài tập 1: Thực hiện 50 lần động tác sau: Một người hộ trợ sẽ ném bóng lần lượt về hai bên và chính giữa thủ môn, thủ môn bắt bóng và trả ngược lại.

Bài tập 2: Thực hiện từ 25 – 30 lần bài tập như sau: Người hỗ trợ sẽ đá bóng với lực vừa phải vào thẳng vị trí thủ môn đang đứng. Thủ môn bắt gọn bóng, ném trả lại.

Bài tập 3: Tương tự với bài tập 2 nhưng lần này người hộ trợ sẽ đá bóng sệt, thủ môn bắt gọn rồi ném trả lại. Để thực hiện tốt động tác này, thủ môn cần hạ thấp trọng tâm xuống khi đứng chuẩn bị và đứng trên hai đầu mũi chân.

Bài tập 4: Để duy trì khom tay, thủ môn cần luyện tập bằng cách đập bóng xuống đất rồi bắt lại chuẩn xác.

Như vậy, ở trên là toàn bộ những kỹ năng cần có của một thủ môn cũng như kỹ thuật để tập luyện thành một thủ môn tài giỏi. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ góp phần củng cố thêm thông tin và giúp ích cho việc rèn luyện của những thủ môn tài ba trong tương lai.   

Related posts